Đang truy cập :
2
Hôm nay :
35
Tháng hiện tại
: 3964
Tổng lượt truy cập : 293310
Vùng miền núi bao gồm 47/141 xã, thị trấn thuộc địa bàn các huyện Hướng Hoá, Đa Krông và một số xã ở phía Tây các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Diện tích tự nhiên khoảng 313.400 ha, dân số 141 nghìn người, chiếm 65% diện tích và 22% dân số toàn tỉnh.
Khai thác sử dụng đất theo hướng giải phóng được năng lực sản xuất của các ngành kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân tộc và miền núi, quan tâm đầu tư phát triển vùng sâu vùng xa, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi.
Từ những tiềm năng và lợi thế so sánh, thời cơ và thách thức đối với tỉnh Quảng Trị; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn đặt ra như sau:
Quảng Trị hiện còn khoảng 53 nghìn ha đất chưa sử dụng (trong đó có khoảng 10 nghìn ha đất bằng chưa sử dụng; 43 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng; còn lại núi đá).
Tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại nhằm đón bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn trên địa bàn.
Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như cảnh quan thiên nhiên nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây và là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá, di tích lịch sử cách mạng... Đây là lợi thế quan trọng của Quảng Trị để phát triển du lịch - dịch vụ tổng hợp.
Quảng Trị có vị trí là cầu nối của 2 miền Nam - Bắc, có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu La Lay và 7 cửa khẩu phụ được phép thông quan hàng hóa.
Quảng Trị thuộc vùng nhiệt đới ẩm, có nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn và tập trung, ảnh hưởng lớn gió Tây nam khô nóng, thường xuyên xảy ra thiên tai (như lụt, bão, hạn hán...), địa hình phức tạp và chia cắt mạnh. Hệ thống sông suối đa số ngắn và dốc, lòng hẹp nhiều thác ghềnh.